Những lưu ý khi mua nhẫn cưới kim cương

0

 

Color (Màu sắc)

 

Viên đá càng trắng hoặc có màu rõ nét thì càng giá trị, trừ phi màu sắc của viên đá là màu bạn yêu thích. Những chuyên gia kim hoàn phân loại kim cương theo các mức từ D (cực trắng) đến Z (vàng nhạt). Những viên vàng hơn mức D được coi là màu yêu thích và cũng đắt hơn.

 

Cut (Vết cắt)

 

Nhiều người nhầm lẫn khi nghĩ rằng vết cắt đồng nghĩa với hình dáng của viên kim cương. Đúng hơn, vết cắt có nghĩa là cách viên kim cương có mặt cho phép ánh sáng phản chiếu. Ở một viên đá có mặt cắt đẹp là ánh sáng khi tiếp xúc với nó sẽ phản chiếu thẳng lại mắt người nhìn nó. Một số máy cắt có khả năng tạo nên những viên đá lớn nhất, vì vậy, vết cắt quá nông hay quá sâu của một vết cắt có thể làm lộ các cạnh và đáy của viên kim cương.

 

Vết cắt có thể là một thứ gì đó rất khó đối với người bình thường khi muốn đánh giá nó. Thế nên, để xác định chất lượng của viên kim cương cần có tiêu chuẩn. Vết cắt được phân ra thành nhiều cấp độ từ cao xuống thấp: lý tưởng, chất lượng cao, rất tốt, tốt, tương đối và kém. Nói chung, bạn nên tìm mua một viên đá trong giới hạn từ rất tốt đến lý tưởng. Nếu chi phí không được thoải mái, bạn cũng có thể chọn loại được xác định ở mức tốt.

 

Clarity (Độ trong)

 

Nhẫn cưới kim cương thường có nhiều sai sót nhỏ khi chế tác, hoặc các vết bẩn nhỏ, bọt khí, vết trầy xước hay lẫn những khoáng chất khác bên trong viên kim cương. Viên đá càng ít lỗi càng giá trị và càng đẹp.

Mức độ đánh giá độ trong của kim cương là:

– F: Hoàn mỹ – Không có bất cứ một sai sót nào cả bên trong và bên ngoài.

– IF: Hoàn hảo phía bên trong – Lỗi bên trong không có, bên ngoài chỉ có sai sót không đáng kể.

– VVS1-VVS2: Rất rất không đáng kể – Những sai sót nhỏ nhặt rất khó phát hiện khi phóng to 10 lần kể cả bằng máy phân loại tương đối tốt.

– VS1-VS2: Rất nhỏ – Những lỗi nhỏ sẽ rất khó nhìn thấy bằng mắt thường và cũng phải khó khăn mới phát hiện thấy khi phóng to viên đá 10 lần.

– Sl1-Sl2: Không đáng kể – Khó nhìn thấy sai sót bằng mắt thường, nhưng dễ phát hiện nếu phóng to 10 lần.

– I1-I3: Bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy những sai sót một cách dễ dàng và chúng làm ảnh hưởng đến độ sáng của đá.

Những viên đá từ VVS2 tới F là rất hiếm nên giá của chúng cũng vì thế mà rất đắt. Nhiều cặp đôi sẽ chọn loại giữa Sl1 và VS1 nhưng cũng sẽ không bao giờ nhận thấy sự khác biệt giữa chúng.

 

Caret (Độ lớn)

 

Tiêu chuẩn này ám chỉ kích cỡ của viên đá. Trong khi một số người đánh giá giá trị viên đá qua độ lớn nhưng cũng có người thích một cái nhẫn nhỏ hơn cho phù hợp với người đeo chứ không phải vì tiền.

Nếu bạn đang muốn mua một chiếc nhẫn để làm ai đó ngạc nhiên, hãy cân nhắc tới độ hào nhoáng của những món trang sức khác mà người ấy đang đeo. Nếu họ không phải là người thường đeo nữ trang của nhiều hãng khác nhau hay những món đồ kích cỡ lớn thì bạn nên chọn nhẫn có gắn đá nhỏ. Lý tưởng nhất, bạn có thể tuỳ theo ví tiền của mình để tìm kiếm kích cỡ kim cương cho nhẫn.

 

Khoản tiền đầu tư

 

Trong khi nhiều người bán trang sức thường nói với bạn rằng mua một chiếc Nhan cuoi kim cương là một khoản đầu tư tuyệt vời nhưng thực tế nó không đúng như vậy. Kim cương có thể có hoặc không tăng về giá trị, nhưng những chiếc nhẫn cổ hiếm có đôi khi cũng đắt bằng những cái hiện đại. Thay vì tìm nhẫn đắt tiền để đầu tư, bạn nên mua nhẫn tượng trưng cho tình yêu để thấy muốn đeo nó suốt đời.

Facebook Comments

Share.