Nhu cầu tiền tệ từ khối ngân hàng trung ương
Như các bạn nhìn thấy trên biểu đồ 1, các ngân hàng trung ương là người bán ròng vàng suốt giai đoạn cuối những năm 1990. Giá vàng chịu áp lực lớn trong thời kỳ này. Sau đó, họ bất ngờ trở thành người mua ròng kể từ năm 2008, nhờ đó, hỗ trợ giá vàng và nâng đỡ các công ty vàng cải thiện theo. Tuy nhiên, nhu cầu vàng từ khối ngân hàng trung ương dường như đang chững lại kể từ đầu năm tới nay.
Theo Báo cáo xu hướng giá vàng mới nhất của Hiệp hội Vàng Thế giới giai đoạn tháng 4- tháng 6/2013, mặc dù các ngân hàng trung ương đóng vai trò là người mua ròng suốt 10 năm qua, lực mua của khối này tổng cộng chỉ là 71 tấn, giảm 57% so với một quý cao kỷ lục trong năm ngoái. Dự đoán lực cầu vàng từ các ngân hàng sẽ tiếp tục chững lại bởi biến động gia tăng trên thị trường vàng, sự suy yếu của tiền tệ các thị trường mới nổi.
Lượng dự trữ vàng của các Ngân hàng trung ương (triệu oz)
Nhu cầu phi tiền tệ tại châu Á
Với hai quốc gia mua vàng nhiều nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, nhu cầu vật chất tại châu Á đang có dấu hiệu suy yếu trong một vài tuần gần đây bởi nhiều lý do khác biệt.
Tại Ấn Độ, nhu cầu vàng bị ảnh hưởng lớn bởi sự suy yếu của đồng rupi (giá vàng cao hơn đối với người dân Ấn Độ) và những biện pháp hạn chế nhập khẩu mạnh tay của chính phủ. Dưới đây là bản tóm tắt những lần điều chỉnh thuế suất vàng kể từ năm 2012:
Quá trình điều chỉnh thuế suất vàng tại Ấn Độ
Trong tháng 8 vừa qua, Ấn Độ tiếp tục thắt chặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu vàng đối với mặt hàng vàng xu, vàng huân huy chương các loại. Thêm vào đó, các khoản vay mua vàng trang sức và tiền xu mà các ngân hàng nông thôn cung cấp cũng bị cấm đoán. Cụ thể, Ấn Độ đã tăng thuế nhập khẩu vàng miếng 3 lần trong vòng 8 tháng qua với mức 10%. Đặc biệt là trong tháng 9, chính phủ nước này đã quyết định tăng thuế suất nhập vàng trang sức từ 10% lên 15%.
Với tinh thần sẵn sàng làm bất cứ điều gì để hạn chế thâm hụt ngân sách và sự mất giá của đồng rupi, nhu cầu vàng tại Ấn Độ dường như sẽ còn đi xuống.
Tại Trung Quốc, mặc dù nhu cầu vẫn cao nhưng lượng vàng nhập khẩu ròng từ Hồng Kông đã có phần dịu đi kể từ quý 2. Từ mức 113.2 met tấn trong tháng 7, lượng vàng nhập vào giảm còn 110.2 met tấn trong tháng 8 do giới đầu tư có đôi chút băn khoăn về đà tăng mạnh trước đó. Hơn nữa, khoảng cách chênh lệch giá tại Hồng Kông cũng giảm từ $5/oz trong quý 2 xuống còn $2/oz, chứng tỏ lực cầu không còn duy trì được nhiệt huyết của mình. Cuối cùng, giới đầu tư cần phải hiểu rằng Trung Quốc vẫn là một thứ “rủi ro vĩ mô” tiềm năng cho nền kinh tế toàn cầu và thậm chí cả khi Trung Quóc có thể đạt mức tăng trưởng gấp đôi trong năm ngoái, đà tăng trưởng này vẫn có thể chững lại trong 2 năm tới. Kết quả là, nhu cầu vàng sẽ bị hạn chế khi GDP đối mặt với nguy cơ đi xuống.
Tóm lại, lực mua vàng từ khối ngân hàng trung ương kể từ năm 2008 và nhu cầu vật chất mạnh mẽ tại Trung Quốc và Ấn Độ giờ đây không còn đóng vai trò quan trọng mà chúng đã thể hiện trong suốt thập kỷ qua.
Theo Giavang.net