Trong một báo cáo gần đây, ANZ cho biết nhu cầu vàng châu Á có thể phát triển ổn định trong bối cảnh mô hình tiêu thụ của khu vực mới nổi này đang bắt đầu chặt chẽ hơn nhiều so với các quốc gia phát triển.
>> giá nhẫn cưới vàng tây, giá nhẫn kiểu nam, giá dây chuyền 18k
Ước tính lượng bán lẻ hàng năm và nhu cầu đầu tư đối với kim loại quý tại 10 nền kinh tế lớn nhất châu Á với cái tên “A10″, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – ngân hàng này khẳng định nhu cầu vàng tại đây có thể tăng gấp đôi, lên mức 5000 tấn trong vòng 15 năm tới.
Kinh tế trưởng ANZ, ông Warren Hogan, cho hay thu nhập ngày càng cao của khối A10 có nghĩa là ngày càng nhiều đồ trang sức vàng sẽ được mua, trong đó, Trung Quốc sẽ là cột trụ để nhu cầu vàng tiến về phía trước. Mặc dù tổng cầu đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, trên cơ sở bình quân đầu người, Trung Quốc vẫn là thị trường phát triển tốt nhất.
Trong năm 2012, mỗi người dân Trung Quốc và Ấn Độ tiêu thụ khoảng 0,8 gram vàng. Nếu GDP bình quân đầu người khu vực được mở rộng, nhu cầu vàng bình quân đầu người sẽ tăng lên 1.2 gram- tương đương với Đức, Canada và Hoa Kỳ- báo cáo cho biết.
Lượng nắm giữ vàng của giới đầu tư tổ chức cũng sẽ tăng lên khi hệ thống tài chính được tự do hóa và được kiểm soát bằng các nhà quản lý tiền chuyên nghiệp. Các ngân hàng trung ương và khu vực sẽ tiếp tục đẩy mạnh kho dự trữ vàng nhằm xây dựng niềm tin cho các loại tiền tệ thả nổi mới xuất hiện.
“Tất cả những điều này sẽ hỗ trợ cho kim loại quý đi lên…tuy nhiên, thị trường vẫn rất mâu thuẫn trong việc liệu vàng có phải là khoản đầu tư quan trọng hay không”- ông Hogan cho biết.
“Thứ mà tôi đưa ra quan điểm cá nhân mạnh mẽ nhất trong bản báo cáo mới đây chính là vai trò của vàng với tư cách là một khoản đầu tư. Vấn đề này đã gây nhiều tranh cãi suốt 20 năm qua. Tranh luận chẳng mang lại điều gì và cũng chẳng có bằng chứng nào cho thấy vàng bảo vệ bạn trước nguy cơ lạm phát. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy vàng sẽ bảo vệ bạn trước các tai họa tài chính, cho dù đó là lạm phát phi mã hoặc một cuộc khủng hoảng tài chính.”
Giống như các loại tài sản phòng thủ khác là tiền mặt và trái phiếu, vàng cũng sẽ trở nên bớt hấp dẫn khi lợi tức thấp hoặc âm. Vàng nên được quan sát nghiêm khắc trong vai trò tài sản phòng thủ.
Và đó là điều mà ông nghĩ rằng các nền kinh tế mới nổi A10 sẽ tận dụng.
“Quan điểm 30 năm trước đây khi cho rằng vàng là một khoản đầu tư vô vọng không phải là suy nghĩ của người châu Á bây giờ”- ông nói.
“Vì vậy, đó là lý do tại sao chúng tôi cho rằng sự tăng trưởng của các tổ chức quỹ dưới tay các nhà quản lý tiền chuyên nghiệp sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong thập kỷ tiếp theo, đặc biệt là tại Trung Quốc. Một cách tự nhiên, họ sẽ đầu tư vào vàng và tìm kiếm công cụ để thực hiện điều đó.”
ANZ dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục duy trì trong phạm vi rộng từ $1100/oz tới $1600/oz trong ngắn hạn, sau đó, dần dần tăng lên hơn $2000 vào năm 2025 và $2400 năm 2030.
Trong bối cảnh nhu cầu kim loại quý tăng vọt, ANZ dự đoán nguồn cung từ các mỏ vàng trên thế giới sẽ biến động và vàng phế liệu sẽ trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung vàng tương lai. Khuyến khích mở rộng lượng cung từ mỏ, cộng với việc phế liệu được đổ nhiều hơn vào thị trường, vàng sẽ đòi hỏi những mức giá cao hơn.
Do quy mô và tầm quan trọng ngày càng tăng trên thị trường vàng toàn cầu, Trung Quốc dự kiến sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc định mức giá vàng. ANZ dự báo sàn Shanghai Gold Exchange và Shanghai Futures Exchange sẽ tiếp tục xây dựng thị phần kinh doanh vàng một khi đồng Renminbi tiếp tục phát triển như là một loại tiền tệ quan trọng trong các hoạt động thương mại toàn cầu.
Báo cáo này được đưa ra bên lề báo cáo Caged Tiger của ngân hàng ANZ, trong đó gợi ý rằng hệ thống tài chính châu Á sẽ lớn hơn cả Hoa Kỳ và Châu Âu cộng lại vào năm 2030 và A10 sẽ chiếm một nửa tổng sản phẩm nội quốc toàn cầu năm 2050 nhờ một “sự thay đổi mang tính kiến tạo trong bối cảnh kinh tế toàn cầu”.
Giavang.net