- Lễ chạm ngõ ( lễ dạm ngõ – lễ xem mặt )
Chưa có tài liệu chính thống nào khẳng định lễ chạm ngõ xuất hiện từ khi nào – nhưng theo truyền thống từ ngàn xưa đến nay lễ chạm ngõ là một lễ quan trọng bắt buộc phải có trong bất kì đám cưới nào.
Vào ngày lễ chạm ngõ, nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tư do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, trước khi quyết định đi đến hôn nhân. Lễ vật của lễ chạm ngõ không quá cầu kì và phức tạp, vài món lễ vật đơn giản và trầu cau. Còn về phần nhà gái sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ăn vận đẹp sang trọng tiếp đón đoàn khách từ trai sang một cách niềm nở. Sau đó hai bên gia đình có thể ngồi lại nói chuyện trao đổi đôi chút.
2. Lễ ăn hỏi ( đám hỏi )
Có thể nói rằng, lễ ăn hỏi hay còn gọi là đám hỏi là thông báo chính thức về sự hứa gả con trai và con gái của hai bên gia đình – cô gái đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trang.
Về thành phần tham dự : nhà trai gồm có : đại diện gia đình, họ hàng, chú rể, một số cô gái chưa chồng, tráp lễ vật, tùy theo mỗi vùng miền khác nhau mà số lượng tráp lễ vật sẽ khác nhau …. nhưng cũng không quá nhiều tạo gánh nặng cho nhà trai.
Nhà gái: bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột cô dâu, một số bạn bè thân thuộc.
Về lễ vật thông thường sẽ có một số món như sau : cau tươi, bánh cốm, hạt sen, chè, rượu, thuốc lá, bánh phu thê ( su xê ) , phong bì tiền, ….. nhưng đa số mọi người sẽ chọn số chẵn để tượng trưng cho cặp đôi lứa. Sau buổi lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ lại quả tráp lễ vật cho nhà trai, tùy thuộc theo ý nhà gái mà lễ vật trả lại nhiều hay ít hoặc không có trả.
3. Lễ cưới ( đám cưới )
Đám cưới là đỉnh điểm của quy trình tiến tới hôn nhân của cặp đôi, tụ hội đầy đủ tất cả quan khách cũng như bà con thân thuộc của cả hai họ. Ngày nay đa số mọi người đều phối hợp cả đám hỏi và đám cưới lại cùng một ngày nhằm tiết kiệm cho cả hai bên gia đình. Lễ rước dâu được thực hiện một cách trình tự và bài bản nhất từ đội ngũ, quần áo cho đến giờ giấc.