Giá vàng: Xu hướng giảm vẫn chiếm ưu thế nhưng đà giảm tiếp theo có thể sẽ rất lớn

0

Trong khi đó, các yếu tố kỹ thuật lại vẽ nên một câu chuyện hoàn toàn khác. Chúng chỉ ra rằng những ngày tháng tốt đẹp nhất của giá vàng chắc chắn đã qua đi.

Bất ổn địa chính trị hiện diện khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Đà tăng trưởng quá nhanh tại Trung Quốc, sự yếu kém của phương Tây, khủng hoảng tại châu Âu và những rối ren tại Trung Đông chắc chắn là “mảnh đất màu mỡ” để nuôi dưỡng “mầm cây” kim loại vàng. Thêm vào đó là hàng mớ thuốc kích thích sự phóng đãng của các ngân hàng trung ương. Đây sẽ là một đơn thuốc hiệu nghiệm để giá vàng có thêm động lực viết nên một bản thiên anh hùng ca cho mình.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, vàng vẫn phản ứng khá dè dặt trước những sự kiện quan trọng. Đà tăng chỉ được gọi là khiêm tốn sau khi kế hoạch thu hẹp quy mô chương trình nới lỏng tiền tệ của FED bị trì hoãn. Chương trình thử nghiệm tái lạm phát của Nhật Bản tiếp tục được thực hiện. Thậm chí, thị trường đồn đoán ECB có thể sẽ cắt giảm lãi suất khi tăng trưởng kinh tế vẫn èo uột và áp lực giảm phát cực lớn.

Trong khi đó, giới đầu tư châu Á lại tận dụng đà giảm giá của vàng trong năm nay để tranh thủ gom vàng, góp phần giữ cho giá vàng không bị rơi quá sâu. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương- vốn là người chơi chính trên thị trường vàng- lại e dè hơn trong các động thái mua của mình.

Vàng- Rơi xuống đáy hay chỉ chững lại trên thị trường giá xuống

2011 là điệp khúc của 1980

Bức tranh kỹ thuật dài hạn lại vẽ nên một câu chuyện khác biệt. Đà tăng mạnh từ năm 2009 để leo lên mức đỉnh $1,921/troy oz vào tháng 9/2011 dường như có những nét tương đồng so với những năm 1979- 1980 khi giá vàng bật lên vùng $850/troy oz. Sau đó, giá vàng trượt mạnh và đắm chím trong thị trường giá xuống suốt 2 thập kỷ tiếp theo. Lịch sử hoàn toàn có thể lặp lại và cho tới thời điểm này xu hướng xuống vẫn chiếm ưu thế trên thị trường kim loại quý.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng bất ổn kinh tế và địa chính trị đã hoành hành ngay từ những năm 1980. Tuy nhiên, năm 1980 cũng là thời điểm khởi đầu cho một kỷ nguyên lạm phát giảm ổn định và triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan tại các quốc gia phát triển. Ngày hôm nay, các quốc gia này đều có mức lạm phát thấp. Câu hỏi lớn ở đây là liệu đà tăng trưởng kinh tế có thể tiếp tục ổn định?

Việc cung cấp thanh khoản ồ ạt từ phía Ngân hàng trung ương chẳng thể khiến lạm phát “nhảy chồm lên” và cũng chẳng làm gì nhiều cho tăng trưởng kinh tế. Nỗi lo về sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới đã được xoa dịu. Xét về một vài khía cạnh, chương trình nới lỏng tiền tệ sẽ phải dừng lại. Khi điều đó xảy ra, tình trạng giá xuống trên hầu hết các loại tài sản sẽ được kích hoạt, bao gồm cả thị trường vàng.

Thị trường giá tăng tiếp theo có thể sẽ rất lớn

Mặc dù vậy, không phải mọi cánh cửa dành cho vàng đều đã bị đóng lại. Nếu các quốc gia phương Tây

Nhưng nó không hoàn toàn trường hợp đóng cửa đối với vàng. Nếu các nước phương Tây cũng dần dần trở nên giống Nhật Bản với tình trạng dân số già thì những thập kỷ sau đó họ có thể sẽ phải đối mặt với nền kinh tế tăng trưởng chậm hoặc không có tăng trưởng. Trong trường hợp không có cuộc cải cách tài chính lớn, rồi sẽ có một ngày thị trường sẽ nhận ra rằng nhiều quốc gia phát triển đang rơi vào tình trạng vỡ nợ mang tính kỹ thuật.

Ngày hôm nay, đây chưa phải là mối quan tâm trên thị trường. Nhưng nếu điều đó xảy ra, vàng sẽ là thứ tài sản an toàn duy nhất còn lại. Theo kịch bản này, thật hiếm có một chỗ nào đó đủ an toàn để lẩn trốn khi mà giới đầu tư lo sợ và hoảng loạn chạy ra khỏi thị trường trái phiếu và tiền tệ.

Giavang.net

Facebook Comments

Share.