1. Giai đoạn tạo mẫu
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình và cũng là giai đoạn quan trọng nhất, công việc này là của phòng thiết kế tạo mẫu. Tại đây, những ý tưởng sơ khai nhất về một mẫu trang sức mới sẽ được hình thành, các nhân viên
thiết kế có thể phác thảo sản phẩm dựa trên những sản phẩm có sẵn hoặc từ các nguồn tài liệu từ các tạp chí hay tài liệu để mang lại cảm hứng và sáng tạo cho họ
Tạo mẫu trang sức 3D.
Sau khi đã có ý tưởng. nhân viên thiết kế sẽ phác thảo 2D trên giấy (vẽ bằng tay và thường dùng bút chì để phác thảo ý tưởng ra giấy) và sau đó dựng hình 3D cho sản phẩm. Tuy nhiên, với những người có kinh nghiệm lâu năm, họ sẽ bỏ qua công đoạn vẽ 2D mà trực tiếp thiết kế 3D bằng những phần mềm chuyên dụng như 3Ds Max,Rhinoceros, Artcam jewelsmith, Modela Player 4…Sau khi hoàn thành bản dựng 3D cơ bản, những mẫu này sẽ được đưa vào các chương trình render như Vray, HyperShort để thực hiện công đoạn cẩn hột, gắn hột ngay trên mô hình 3D. Sau khi hoàn thành quy trình thiết kế, ta sẽ có được một mẫu trang sức giống y như thật dưới dạng 3D với tỷ lệ kích thước 100% mà nó sẽ hình thành.
2. Giai đoạn tạo mẫu sáp
Từ mô hình 3D, mẫu nhẫn sẽ được xuất ra và được khắc trên sáp cứng. Sáp có màu xanh ngọc hoặc xanh lá cây sậm màu. Các mẫu sáp có thể làm thủ công bằng tay hoặc máy.
Nêu làm thủ công bằng tay thì các công cụ cần thiết là dao với nhiều kích cỡ, lưỡi cưa, mũi kim, giũa, khoan nhỏ, máy tiện nhỏ…
3. Cắm cây thông – bơm sáp
Cắm cây thông là trước khi đem đúc các mẫu sáp nhỏ và to được cắm lần lượt từ trên xuống dưới đều nhau trên một ống rót cố định nằm trên một đế cao su. Người ta sẽ đem cây thông này (chưa gắn đế cao su) tính toán trọng lượng kim loại vàng hoặc bạc để đúc. Khi biết được trọng lượng kim loại cần đúc là bao nhiêu thì sẽ ghi lại để làm trọng lượng và giá cả.
Có một số sản phẩm cần gắn hột trước khi được đem đổ thạch cao vì gắn hột/đá trên sáp sẽ dễ dàng hơn so với khi gắn đá trên bán thành phẩm.
4. Đổ thạch cao
Cây thông sẽ được đặt bên trong chén nung, và chén nung sẽ dược rót đầy thạch cao. Sau đố, thạch cao sẽ đông cứng lại và giữ cây thông (có gắn mẫu sáp) bên trong.
5. Đun chảy kim loại
Chén nung có chưa khuôn được đặt lên lò nung trong vài giờ cho đến khi cây thông (gắn mẫu sáp) bị đốt cháy, để lại hốc khuôn rỗng mang hình dạng của cây thông và mẫu sáp. Tiếp đó, kim loại được đun chảy để chuẩn bị đổ vào phần hốc khuôn trống này.
6. Đổ khuôn
Tại đây có một máy đổ khuôn trục dọc quay với tốc độ cực nhanh để tạo ra sức nén ly tâm đẩy kim loại lỏng vào chén nung và làm đầy phần hốc khuôn.
7. Cắt thân cây thông ra khỏi sản phẩm thô
Sản phẩm thô được lấy ra khỏi chén nung, vẫn còn dính thạch cao và bị sạm ráp. Phần đúc mang hình cây thông được cắt ra khỏi sản phẩm nhẫn thô và công đoạn hoàn thành bắt đầu.
8. Hoàn thiện sản phẩm thô
Lúc này sản phẩm thô đã được cắt, gọt giũa và đánh bóng để hoàn chỉnh hình dạng của sản phẩm. Đây có thể là công đoạn cuối cùng trong một số quy trình chế tác trang sức, nhưng đối với một số sản phẩm vẫn cần một số công đoạn khác.
9. Gắn đá
Sau khi phần thân sản phẩm đã được làm xong, các công đoạn chi tiết hơn, như gắn đá và chạm khắc, tiếp tục được thực hiện . Ổ chấu được cắt và rèn để giữ viên đá/kim cương trên sản phẩm.
10. Đánh bóng sản phẩm
Sau khi gắn đá xong xuôi, tiếp tục công đoạn đánh bóng cuối cùng. Trong công đoạn này, hệ thống máy có bánh quay tốc độ cao và một số chất được sử dụng để làm bóng trang sức.
11. Kiểm tra chất lượng.
Mỗi sản phẩm được kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảm bảo độ chính xác và tay nghề chế tác hoàn hảo. Ở bước này, có thể tiến hành định giá cho trang sức.
Sau khi trải qua quy trình chế tác và kiểm tra một cách nghiệm ngặt, một sản phẩm trang sức vàng bạc đã được ra đời và chờ đợi chủ nhân yêu quý tương lai.
Tuy nhiên, với quy trình chế tác trang sức như thế chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn như:
Các mẫu thiết kế lưu trữ lộn xộn,khi cần sản xuất một mẫu mã hàng thì việc tìm kiếm, mô tả lại mẫu tốn khá nhiều thời gian, thậm chí phải vẽ tay trên giấy để mô tả cho thợ
Bạn là chủ nhưng công việc chính trong ngày của bạn là cân – đo – kiểm – đếm để giao nhận với thợ thay vì đi gặp gỡ, tìm kiếm khách hàng!
Bạn không xác định được hao hụt chính xác nên hay xử lý “cảm tính” khi duyệt duyệt hao hụt với thợ
bạn không rõ chi phí sản xuất một mặt hàng, nên không chắc giá công mà bạn đưa ra có cạnh tranh với xưởng khác hay không.
Bạn áp dụng kiểm tra chéo để giảm thấp thoát, kết quả là cuối ngày kế toán đưa cho bạn một xấp các báo cáo in từ Excel, nhưng bạn thực sự không chắc chắn về tính chính xác của những con số trong đó…
Đã lâu lắm rồi mà qui mô xưởng của bạn vẫn không mở rộng hơn, vì bạn sợ càng làm nhiều thì thất thoát càng nhiều.
Xem thêm tại: nutrangcuoivn.com