Vào ngày cưới
Để chuẩn bị cho nghi lễ trao nhẫn, cô dâu nên chuyển chiếc nhẫn đính hôn sang tay phải, có thể đeo ở ngón giữa, hoặc ngón đeo nhẫn. Chú rể sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón đeo nhẫn bàn tay trái cô dâu. Phong tục đeo nhẫn cưới ở tay trái bắt nguồn từ Ai Câp cổ đại, nơi mọi người tin rằng ngón đeo nhẫn ở bàn tay trái là nối với tim. Khi đeo nhẫn vào ngón tay này, chú rể tin tưởng rằng, tình cảm của mình cùng chiếc nhẫn sẽ gần nhất với trái tim cô dâu.
Đeo nhẫn cưới lên nhẫn đính hôn là cách nhiều cô gái chọn lựa nhất vì giúp bàn tay nổi bật mà không quá lòe loẹt
Sau ngày cưới
Sau hôn lễ, việc đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn như thế nào lại có nhiều cách giải quyết.
– Theo truyền thống xưa ở phương Tây, nhẫn đính hôn sẽ được đeo ở ngón tay thứ ba của bàn tay trái. Mọi người tin rằng, như vậy nhẫn cưới sẽ chiếm vị trí “độc nhất” và gần trái tim nhất và nhẫn đính hôn sẽ gần ngay cạnh.
– Hiện nay, ở phương Tây, không phải cô gái nào cũng theo truyền thống này mà họ linh hoạt hơn bằng cách đưa ra nhiều lựa chọn:
+ Tiếp tục đeo nhẫn đính hôn ở tay phải
+ Đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa tay trái, còn nhẫn cưới đeo ở ngón đeo nhẫn tay trai.
+ Đeo nhẫn đính hôn và nhẫn cưới cùng trên ngón đeo nhẫn tay trái. Trong đó cũng có hai cách “sắp xếp” nhẫn: đeo nhẫn đính hôn rồi tới nhẫn cưới và ngược lại: đeo nhẫn cưới trước rồi tới nhẫn đính hôn.
+ Đeo nhẫn đính hôn ở bất cứ ngón tay yêu thích nào.
Ở Việt Nam, không có quy ước nào về việc đeo nhẫn đính hôn và nhẫn cưới. Các cô dâu có thể tự chọn cách riêng của mình, miễn là thấy phù hợp với bản thân và vẫn thoải mái cho công việc. Cuối cùng, dù cho nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới cũng chỉ là những vật tượng trưng, hãy cố gắng cư xử thật tốt để giữ mãi tình yêu nồng nàn như thuở ban đầu bạn nhé.
Click để xem các mẫu sp : nhẫn đính hôn, nhẫn cưới vàng tây, nhẫn cưới vàng trắng, nhẫn cưới hai màu
Anh Phương Jewelry