Kinh nghiệm mua nhẫn cưới chất lượng

0

 

nhẫn cưới

Nhẫn cưới là vật gắn liền với các cặp vợ chồng. nhẫn cưới trở thành yếu tố quan trọng trong hôn nhân, nó không chỉ thể hiện sự vĩnh cửu của tình yêu, sự hạnh phúc, mà còn là sự gắn kết trong hôn nhân của bạn. Chỉ cần trang bị cho mình một số kinh nghiệm va mẹo nhỏ khi đi chọn mua nhẫn cưới, bạn sẽ tìm được một đôi nhẫn cưới phù hợp nhất cho cả 2 người.

 

1. Kinh nghiệm chọn thời điểm để mua nhẫn cưới để tiết kiệm nhất

 

Tùy vào điều kiện của từng cặp vợ chồng mà có nhiều thời điểm để mua nhẫn cưới. Bạn có thể mua trước đám hỏi để dùng ngay trong hôm đám hỏi. Nhưng cách tốt nhất hiệu quả và được cho là tiết kiệm là bạn có thể sử dụng nhẫn cưới vàng tây bình thường vào hôm đám hỏi. Sau đó ra hiệu vàng đổi một cặp nhẫn cưới kiểu để đeo vào hôm cưới. Bằng cách này, bạn sẽ có một cặp nhẫn cưới đeo hôm đám hỏi và cũng có tiền để đổi một cặp nhẫn cưới kiểu vừa ý khác cho đám cưới mà không phải mang vào tháo ra cặp nhẫn cưới hai lần. Sự thật là hôm cưới, bạn đeo cặp nhẫn cưới, cảm giác sẽ hạnh phúc hơn so với lúc đeo đám hỏi. Vì đám hỏi được cho là lễ đính hôn, thường thì chỉ có cô dâu đeo nhẫn cưới. Bớt được nhẫn cưới đính hôn, bạn sẽ có tiền cho việc khác đám cưới. Còn với nhiều cặp không có điều kiện, bạn vẫn có thể đeo nhẫn cưới vàng tây bình thường vào hôm cưới, tùy vào khả năng kinh tế mà lựa chọn mua nhẫn cưới kiểu sau đó.

chia sẻ  kinh nghiệm mua nhẫn

Nếu bạn định được ngày cưới chính xác, một cách tiết kiệm khác là mua nhẫn cưới trước vào các dịp ngày lễ hoặc đợt khuyến mãi như ngày 8-3, dịp lễ tình nhân Valentine, mùa cưới vào các tháng cuối năm…Đừng xem thường những vấn đề này, vì mỗi khâu trong đám cưới bạn giảm được một ít sẽ giúp bạn giảm rất nhiều chi phí không cần thiết và hỗ trợ thêm cho cuộc sống hôn nhân của bạn.

 

2. Kinh nghiệm chọn mua kiểu dáng, chất liệu nhẫn cưới ưng ý và tiết kiệm

 

Thực tế, bạn đừng nên chọn những chiếc nhẫn cưới quá cầu kỳ, vì khi bạn tăng cân, bạn phải mang ra tiệm nhờ nới rộng hơn và khi nới, khả năng nhẫn cưới không còn được nguyên như lúc đầu là rất cao và bạn khó có thể đeo lại được nhẫn cưới. Nhẫn cưới càng đơn giản càng không bị lỗi mốt. Khi bạn thích gắn đá quý vào nhẫn cưới, thì nên chọn kim cương vì có khả năng chịu mài mòn cao hơn tất cả các loại đá quý khác. Bạn cũng không nên chọn hạt to quá vì còn phải tính đến độ cân xứng và phù hợp với kiểu nhẫn cưới. Nếu chọn viên quá 1 carat ( bằng 6,5 ly) thì chỉ thấy hạt kim cương chứ không thấy được cái nhẫn cưới, mà chi phí lại quá cao. Vì kim cương chỉ cần chênh vài ly giá thành đã khác nhau nhiều.

nhẫn vàng trắng

Nhẫn cưới vàng là loại cổ điển mà đa số các cặp vợ chồng chọn lựa. Với vàng tây, bạn sẽ chọn được nhiều mẫu mã lạ mắt và cầu kỳ hơn so với nhẫn cưới vàng ta. Ngoài ra còn có nhẫn cưới vàng trắng hay platium. Với loại chất liệu này, khoảng 1-2 năm thì nên mang đi đánh bóng lại để nhẫn cưới được đẹp. Bên cạnh những ưu điểm cứng và thời trang thì platinum thường có giá thành cao hơn vàng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc, nếu không có nhiều thời gian để đi đánh bóng thường xuyên và đảm bảo suốt đời, bạn nên chọn nhẫn cưới vàng. Giá thành của nhẫn cưới vàng còn phụ thuộc vào chỉ số vàng nhé. Bạn thử nhìn bên trong chiếc nhẫn cưới để kiểm tra chất lượng của vàng – chỉ số ấy thường là 14k, 18k và 24k. Loại 24k là vàng nguyên chất nhưng cũng mềm nhất. Nếu bạn thường làm các công việc bằng tay nhiều, bạn nên chọn loại 14k hoặc 18k để tránh trầy xước.

 

Bạn phải đeo nhẫn cưới hàng ngày, do đó bạn nên chọn cặp nhẫn cưới bạn thực sự thích, bền, đẹp, có ý nghĩa, giá cả hợp lý. Suy nghĩ thoáng hơn, bạn sẽ dễ dàng chọn được những mẫu nhẫn cưới đơn giản, ưng ý và tiết kiệm được 1 khoản chi phí cho đám cưới.

 

Đừng đặt nặng vấn đề nhẫn cưới phải mua của những thương hiệu lớn, đắt tiền hay quá cầu kỳ, nó chỉ có ý nghĩa khi hai bạn hạnh phúc mà thôi. Bởi khi bạn mua nhẫn cưới ở những cửa hàng của thương hiệu lớn chưa chắc chất lượng vàng được đảm bảo mà giá cả có khi đắt gấp 2-3 lần giá trị thực của cặp nhẫn cưới đó. Với lại ở những thương hiệu lớn họ chỉ bán theo giá niêm yết (họ cộng tất cả chi phí khác vào như: chi phí marketing, nhân viên, mặt bằng,…) chứ không bán theo giá vàng thị trường nhân với trọng lượng vàng của sản phẩm đó như ở các cửa hàng vàng.

 

Facebook Comments

Share.