Từ hơn 1000 năm trước, những chiếc nhẫn đơn sơ xinh xắn được tết từ những loại cây lấy bên bờ sông Nile như lau, lách, hay cây papyrus đã được sử dụng trong hôn lễ với niềm tin rằng chiếc vòng kỳ diệu này sẽ “trói buộc” nàng với chàng, nàng thuộc về chàng bởi sức mạnh siêu nhiên không bao giờ khả dĩ phân ly. Bởi theo người Ai Cập cổ, vòng tròn ấy là hình ảnh của Mặt trời và Mặt trăng thiêng liêng, và tuần hoàn giống như cuộc sống. Lỗ tròn bên trong nhẫn không chỉ là một khoảng không vô nghĩa mà nó là hình ảnh của cánh cửa, mở ra một thế giới mới, chứa đựng vô vàn điều bí ẩn. Vì vậy, từ bao đời nay, nhẫn luôn gắn liền với tình yêu, mang theo hy vọng rằng những cảm xúc quý giá nhất của con người sẽ mãi đẹp, hoàn hảo và vĩnh cửu.
Cô dâu kể từ lúc đón nhận nhẫn cưới bị trói buộc như một vật sở hữu của chồng. Còn các chú rể thì cho đến tận Đại chiến thế giới II, việc đeo nhẫn cưới mới bắt đầu trở thành một tập tục. Chiến tranh nổ ra, các chàng trai trẻ phải lên đường nhập ngũ và lúc này, chiếc nhẫn mang theo người trở thành kỷ vật duy nhất của hai vợ chồng, là minh chứng cho tình cảm thiêng liêng của hai người.
Nhưng cũng có một số sách ghi rằng,
Với những người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, một vòng tròn không có điểm chấm dứt với tình yêu bất diệt. Về sau với người Hy Lạp, khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn được tự do nữa.
Còn ngày hôm nay, chúng ta chấp nhận chiếc nhẫn như là một phần của nghi lễ đám cưới, một sự ràng buộc mãi mãi có sự chứng kiến của cả hai gia đình, họ mạc.
Thời gian dần trôi đi và phong tục cũng có những thay đổi đáng kể. Ngày nay, không chỉ các cô dâu mới đeo những chiếc nhẫn như là một biểu tượng của sự ràng buộc mà phần lớn đàn ông cũng chọn đeo nhẫn để xác lập tính trung thực của họ, sự khẳng định gắn bó của họ với một người phụ nữ.