Hầu hết các cặp vợ chồng đeo nhẫn trên tay trái
Người La Mã cổ đại tin rằng, các tĩnh mạch tình yêu được gọi là vena amoris chạy từ ngón áp út đến tim nên đeo nhẫn cưới ở ngón này vừa đẹp để thể hiện tình yêu vợ chồng bền chặt. Còn theo truyền thuyết của Ki tô giáo, trong lễ cưới đầu tiên của tôn giáo này, linh mục đọc “Nhân danh cha, con và thánh thần” và lần lượt chạm vào ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, sau đó thốt lên rằng “Amen” rồi đeo nhẫn cưới vào ngón áp út.
Ở hầu hết các nước, cô dâu chú rể đeo nhẫn cưới trên tay trái
Người Trung Quốc lại có cách giải thích thật thú vị và xúc động về lý do đeo nhan cuoi ở ngón áp út tay trái. Khi áp 2 bàn tay đối diện nhau, gập ngón giữa lại trong khi các ngón khác chống vào nhau ở đầu mút, bạn sẽ thấy các ngón cái, trỏ, út dễ dàng tách ra nhưng 2 ngón áp út không thể rời nhau. Hai ngón áp út tượng trưng cho bạn và người bạn đời, hai người đến với nhau do duyên phận và sẽ gắn bó với nhau mãi mãi dù trải qua bao thăng trầm trong cuộc sống.
Nhẫn cưới thường được đeo trên ngón áp út tay trái
Ở Việt Nam, những bậc lớn tuổi thường có quan niệm “nam tả, nữ hữu” nên đàn ông sẽ đeo nhẫn cưới trên tay trái còn phụ nữ đeo nhẫn ở tay phải. Tuy vậy, hiện nay mọi người đeo nhẫn cưới ở tay trái để đỡ vướng víu khi làm việc và để nhẫn cưới không bị trầy xước.
Cô dâu chú rể một số nước đeo nhẫn cưới ở tay phải
Các cặp vợ chồng ở Trung và Bắc Âu như Na Uy, Áo, Đan Mạch, Ba Lan, Hà Lan, Đức, Thụy Sỹ (vùng nói tiếng Đức), Ai-len, một vài vùng của Bỉ đeo nhan cuoi trên tay phải. Ví dụ như ở Đức, người ta đeo nhẫn đính hôn ở tay trái và sau khi cưới thì chuyển sang tay phải thể hiện sự hòa hợp của hai vợ chồng.
Một số nước ở Đông Âu như Nga, Latvia, Bungari, Ucraina, Hy Lạp, cô dâu chú rể cũng đeo nhẫn cưới trên tay phải. Tương tự, cô dâu chú rể ở Ấn Độ đeo nhẫn cưới trên tay phải vì cho rằng tay trái ô uế và không may mắn. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng sống theo văn hóa phương Tây ngày nay thường đeo nhẫn cưới trên tay trái.
Các cặp vợ chồng ở Đức, Áo, Hà Lan… lại đeo nhẫn cưới ở tay phải
Đặc biệt, một số cặp đồng tính nam và đồng tính nữ đeo nhẫn cưới trên tay phải để thể hiện giới tính của họ và biểu thị rằng họ đang trong mối quan hệ với ai đó. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các cặp đồng tính nữ đeo nhẫn cưới trên tay trái để tuyên bố với cả thế giới rằng hôn nhân của họ cũng lâu dài và bền vững như bất kỳ cuộc hôn nhân nào khác mà mọi người cần đối xử công bằng.
Tùy vào phong tục ở mỗi nền văn hóa hoặc thói quen của từng người mà sẽ đeo nhẫn cưới trên tay trái hay tay phải. Tuy nhiên, vị trí đeo nhẫn không quan trọng bằng tình yêu hai người dành cho nhau, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống hôn nhân ngọt ngào nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách.
-ST-